Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 33, Nghị quyết số 34 tại huyện Hà Quảng
                                                                                                                                                                                                                                                                       15/08/2023

Ngày 15/8, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nông Văn Tuân, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 33/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017, Nghị quyết số 34/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 của HĐND tỉnh về mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân, một số mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh tại huyện Hà Quảng.

Những năm qua, UBND huyện Hà Quảng quan tâm ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, các xã, thị trấn trên địa bàn triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân, công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Triển khai kịp thời việc quán triệt, phổ biến Nghị quyết số 33, Nghị quyết số 34, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Sau sáp nhập, huyện có 21 xã, thị trấn, 195 xóm có tổ hòa giải với 1.041 hòa giải viên cơ sở. Từ năm 2018 - 2022, các tổ hòa giải tiến hành hòa giải 314 cuộc, hòa giải thành 205 cuộc, số người được hòa giải 665 người. Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, hạn chế phát sinh mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, góp phần giảm đáng kể các vụ khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Đến nay, toàn huyện có 33 báo cáo viên cấp huyện, 307 tuyên truyền viên cấp xã; 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 2.420 cuộc với hơn 3.000 người tham gia; tổ chức 11 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về pháp luật.

Hằng năm, huyện xây dựng dự trù kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ năm 2018 - 2022, huyện bố trí 210 triệu 860 nghìn đồng cho các xã: Mã Ba, Đa Thông, Sóc Hà, Cải Viên, trong đó, kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được chi từ kinh phí trung tâm học tập cộng đồng 4 xã; các xã, thị trấn còn lại chưa có nguồn kinh phí riêng. Đối với mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở, do nguồn ngân sách của huyện còn hạn chế nên chưa bố trí được kinh phí và không có nguồn hỗ trợ khác. Việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn do trình độ dân trí không đồng đều; kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải của một số hòa giải viên cơ sở còn hạn chế; các trang thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân chưa được đầu tư đúng mức; kinh phí thực hiện 2 nghị quyết chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có chế độ đãi ngộ cho đội ngũ làm công tác hòa giải ở cơ sở.

Huyện kiến nghị: Các sở, ngành tham mưu phân bổ nguồn kinh phí để phục vụ hoạt động kịp thời, bảo đảm; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo cáo viên, tuyên truyền viên và hòa giải viên cơ sở; bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở. Phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn thực hiện lồng ghép công tác hòa giải ở cơ sở với các phong trào thi đua.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân phát biểu kết luận buổi giám sát.

Phát biểu kết luận, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Hà Quảng khắc phục khó khăn, tiếp tục quán triệt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân, công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và người dân; đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, xác định các đối tượng ưu tiên tại các địa bàn trọng điểm để triển khai thực hiện hiệu quả. Quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật tại các xã, thị trấn; kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải tại cơ sở; quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân, công tác hòa giải tại địa phương.

An Lê (baocaobang.vn)
Tin tức
Đăng nhập